Viêm phổi ở trẻ em và người lớn – những điều cần biết

0
2922

Việc phát hiện bệnh viêm phổi ở người lớn, trẻ em sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ giúp bạn “lánh xa” được “tử thần” gõ cửa! Cùng tìm hiểu biểu hiện, dấu hiệu, triệu chứng viêm phổi trong bài viết này nhé!

Bài viết liên quan:

Nội Dung

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Nếu phát hiện sớm, điều trị triệt để, người bệnh có thể bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng gì. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, không điều trị hoặc sai cách, viêm phổi cấp chuyển sang thể mãn tính. Khi đó, viêm phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh.

Viêm phổi có nguy hiểm không phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể và mức độ viêm phổi của người bệnh. Một số biến chứng có thể xảy ra của bệnh viêm phổi cấp khi chuyển sang mãn tính như:

  • Vi khuẩn trong máu.
  • Tràn dịch và nhiễm trùng xung quanh.
  • Áp xe phổi.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).

Triệu chứng viêm phổi ở người lớn và trẻ em

Triệu chứng viêm phổi ở người lớn và trẻ em
Triệu chứng viêm phổi ở người lớn và trẻ em

1. Dấu hiệu viêm phổi ở người lớn

Các triệu chứng viêm phổi cấp ở người lớn điển hình giúp bệnh nhân dễ dàng nhận biết gồm:

  • Sốt đột ngột, ra nhiều mồ hôi.
  • Ho có đờm thành từng cơn, màu sắc đờm bất thường.
  • Thở nhanh, nông hoặc khó thở.
  • Người bệnh cảm thấy ớn lạnh.
  • Nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu.
  • Đau ngực do viêm màng phổi, đau cơ.

Triệu chứng viêm phổi cấp ở người lớn dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nếu sốt cao đột ngột kèm tức ngực, khó thở hoặc thở nhanh nông thì cần đến ngay bệnh viện để điều trị viêm phổi kịp thời.

2. Biểu hiện viêm phổi ở trẻ em

  • Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em đầu tiên là sốt.  Trẻ sơ sinh bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng viêm phổi sau:
  • Bị hạ thân nhiệt.
  • Mệt mỏi, ăn kém, môi khô.
  • Ho, ho khan, ho có đờm xanh.
  • Lưỡi bẩn, khó thở, hơi thở có mùi hôi.
  • Nhịp thở nhanh, khi thở phát ra tiếng khò khè bất thường. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi cấp:
  • Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút.
  • Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50 lần/phút.
  • Từ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút.
  • Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút.
  • Quan sát phần ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu hiệu lõm vào khi trẻ hít vào hay không? Ðể quan sát dấu hiệu này dễ dàng và chính xác, hãy bế trẻ nằm ngang trên lòng mẹ hoặc đặt trẻ nằm ngang trên giường.
  • Nếu lồng ngực bị lõm vào liên tục khi trẻ nằm yên hoặc ngủ thì trẻ đang bị viêm phổi, còn chỉ thấy lúc trẻ quấy khóc hoặc khi cố gắng hít sâu thì trẻ không làm sao cả.
  • Nếu trẻ có triệu chứng co rút lồng ngực thì chứng tỏ trẻ đã bị viêm phổi nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn về cách điều trị viêm phổi từ bác sĩ.
  • Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang.
  • Xét nghiệm máu thấy hàm lượng bạch cầu trong máu có tăng, CRP tăng (CRP là một glycoprotein được gan sản xuất, bình thường không thấy protein này trong máu).

Trên đây là dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng viêm phổi ở người lớn và trẻ em. Mong rằng bạn có biện pháp điều trị hợp lý, tránh những biến chứng bệnh có thể xảy ra. Để biết cách điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả, mời các bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng: Những trẻ này cần phải điều trị tại bệnh viện do bệnh có thể diễn biến nặng lên rất nhanh, khó tiên lượng và cần phải theo dõi chặt chẽ. Tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn Gram âm, tụ cầu, liên cầu nhóm B, phế cầu, H. influenzae,… Cần dùng kháng sinh Benzyl penicillin hoặc Ampicillin kết hợp với Gentamicin. Một đợt dùng từ 5-10 ngày. Đối với các trường hợp viêm phổi rất nặng thì dùng Cefotaxime.

Điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là các loại vi khuẩn như phế cầu, H. influenzae và M. catarrhalis còn các vi khuẩn khác như tụ cầu hoặc vi khuẩn Gram thì ít gặp hơn.

Viêm phổi rất nặng, trẻ có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì… cần điều trị tại bệnh viện. Kháng sinh nên dùng là: Benzyl penicillin hoặc Ampicillin phối hợp với Gentamicin. Nếu bệnh không thuyên giảm dùng Cefuroxime. Trường hợp nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu thì dùng Oxacillin kết hợp với Gentamicin, hoặc nếu không có Oxacillin thì dùng Cephalothin và Gentamicin. Nếu gặp tụ cầu kháng Methicillin cao thì có thể chuyển sang dùng Vancomycin.

Viêm phổi nặng, trẻ có khó thở, co rút lồng ngực cần điều trị tại bệnh viện. Kháng sinh nên dùng là Benzyl penicillin hoặc Ampicillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng nói trên.

Viêm phổi không nặng, chỉ có ho và thở nhanh. Điều trị tại nhà bằng Amoxycillin và theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng nói trên.

Điều trị viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi: Nguyên nhân thường do phế cầu hoặc H. influenzae,… Thuốc có thể dùng là Benzyl penicillin hoặc Cephalothin,Cefuroxime,Ceftriaxone, có thể thay bằng Amoxy/Clavulanic (Augmentin) hoặc Ampicillin/Sulbactam.

Điều trị viêm phổi không điển hình: Nguyên nhân thường do Mycoplasma, Chlamydia, Legionella hoặc Ricketsia gây bệnh. Thuốc nên dùng là: Erythromycine trong 10 ngày,Azithromycine dùng trong 7-10 ngày.

Điều trị viêm phổi ở người lớn

  • Amoxicillin/A.Clavulanic (Curam, Augmentin, Klamentin…)1gx 3 lần/ ngày
  • Hoặc Clarythromycin 5gì2 lần/ ngày
  • Hoặc Azithromycin N1: 0,25g uống 2 viên /1lần/ ngày.N2-N5:0,25g x 1 viên uống/1 lần/ ngày
  • Hoặc Levofloxacin 0,75g 1 lần /ngày
  • Hoặc Cephalosporin  thế hệ 2, 3 (Cefuroxim  0,5mg x 3 lần/ngày hoặc Cefpodoxim 200mg x 2 lần/ngày).
  • Khi ho khan nhiều gây mất ngủ, có thể cho các thuốc giảm ho như:
  • Terpin codein (biệt dược Acodin…) 15 – 30mg / 24giờ.
  • Dextromethophan 10 – 20mg / 24giờ.
  • Khi ho đàm nhiều có thể kết hợp với thuốc long đàm: Acetyl Cystein 200mg x 3gói / 24giờ.

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website: https://thoidaingaynay.com/

Bài viết đang theo dõi:

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe

Nguồn : PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG