Những chỉ số KPI nhân sự phổ biến nhất 2020

0
9953

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ quản lý nhân sự cũng như có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. Các công ty hiện nay đang dần số hóa công tác quản lý nhân lực của mình, điển hình là ứng dụng phần mềm KPI.

KPI nhân sự có thể bao gồm: KPI về lương, KPI về công việc, KPI về tuyển dụng, KPI về đào tạo, KPI về giờ làm việc, KPI lòng trung thành, KPI về năng suất của nguồn nhân lực, KPI về an toàn lao động.

Chỉ số KPI đánh giá đúng nhất về năng lực của nhân viên

Nội Dung

 KPI nhân sự về lương.

  1. Mức thu nhập trung bình:

– Công thức = tổng thu nhập / tổng nhân viên.

– Khi xem xét mức thu nhập trung bình toàn công ty, giúp bạn xem xét mức thu nhập trung bình của công ty bạn đã phù hợp hay chưa với thu nhập trung bình của ngành hay các đối thủ cạnh tranh khác.

  1. Mức thu nhập giờ công trung bình:

– Công thức = thu nhập trung bình / số giờ làm việc (đối với thời gian đo lường).

– Đây cũng là tỷ lệ so sánh thu nhập trung bình với các doanh nghiệp trong ngành như mục 1 ở trên.

  1. Mức thu nhập theo chức danh:

– Mức thu nhập trung bình không phản ánh một cách chính xác thu nhập của các chức danh trong công ty của bạn.

– Ngoài ra, bạn cần xây dựng mức thu nhập trung bình của từng chức danh để xây dựng quy chế lương (click vào để xem về xách xây dựng quy chế lương).

– Công thức = tổng thu nhập chức danh / tổng nhân viên chức danh đó.

– Khi xem xét mức thu nhập trung bình theo chức danh, giúp bạn xem xét mức thu nhập trung bình của công ty bạn đã phù hợp hay chưa với thị trường.

  1. Tỷ lệ chi phí lương:

– Công thức = tổng chi phí lương / doanh số.

– Bạn cũng cần xem xét xem mức chi phí này đã hợp lý chưa, có phù hợp với tỷ lệ trong ngành hay không?

KPI nhân sự về kết quả công việc

Việc đánh giá công việc là tùy thuộc vào phương pháp của mỗi công ty, nhưng sau khi đánh giá, đây là những số liệu bạn cần quan tâm.

  1. Tỷ lệ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ:

– Công thức = số nhân viên không hoàn thành/ tổng số nhân viên.

– Bạn xem xét tỷ lệ này của toàn công ty và của từng bộ phận.

– Tỷ lệ quá thấp của công ty hoặc từng bộ phận làm bạn cần chú ý. Đôi khi bạn cũng cần phải xem lại, các tỷ lệ quá thấp là do sếp bộ phận đó đánh giá quá khắt khe, ngược lại hầu như không có nhân viên bị đánh giá kém hoặc tốt cũng làm bạn lưu ý (sếp có xu hướng bình quân chủ nghĩa).

  1. Tỷ lệ nhân viên hoàn thành 100 % công việc:

– Tỷ lệ này cho bạn biết số nhân viên đảm bảo công việc là bao nhiêu?

– Bạn nên so sánh tỷ lệ này giữa các bộ phận với nhau, và giữa các tháng với nhau.

  1. Tỷ lệ nhân viên có thái độ tốt trở lên.

– Đối với các công ty ngành dịch vụ, tỷ lệ ngày vô cùng quan trọng, bạn cần xem xét cụ thể tỷ lệ thái độ tốt và không tốt của từng bộ phận để xem xét một cách chính xác hơn.

  1. Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy:

– Tỷ lệ này bằng số lượng vi phạm trong một tháng.

– Bạn có thể phân loại vi phạm theo bộ phận, nếu gom theo lĩnh vực thì càng tốt, ngoài ra bạn có thể phân làm mức độ nghiêm trọng của vi phạm

Nguồn: Công ty Giải pháp Công Nghệ OOC

Công ty CP Giải pháp Công nghệ OOC

  • Hotline Hà Nội: 024 3553 7799 | 0963636066
  • Hotline HCM: 028 3925 3985
  • Email: ooc@ooc.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/oocdigiims
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJSHjeB_AQViZVDOy_biEQQ
  • Twitter: https://twitter.com/oocsolution