Một số cạm bẫy thường gặp khi mua đồ gia dụng

0
3219

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến các cạm bẫy, rủi ro mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi mua đồ gia dụng. Đây là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ bạn phải bỏ ra một số lượng tiền rất lớn, thì bạn cũng sẽ mong muốn mua được một món đồ sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Nội Dung

Tuyên truyền giả dối

Với mục đích kiếm được thật nhiều lợi nhuận, các chủ cửa hàng thường nói quá lên những ưu điểm của vật dụng họ bán, họ không ngần ngại khoa trương quá nhiều, không ngần ngại “thổi sản phẩm bay lên chín tầng mây”. Tuy nhiên khi người tiêu dùng có được sản phẩm đó rồi, mới phát hiện ra là không giống như những gì mình đã nghe được trước đó. Họ mang trả lại nhưng các nhân viên bán hàng lại “lật mặt” không chịu nhận. Người tiêu dùng đành phải chịu thua thiệt.

Trao hàng không hợp đồng

Nhiều người tiêu dùng không chú ý đến hợp đồng, không kiểm tra kĩ trước và sau khi nhận được đồ gia dụng. Khi đi mua hàng không có hợp đồng đầy đủ mẫu mã và đặc điểm của hàng hóa, nên khi nhận, hàng mà có lỗi gì, bên bán hàng sẽ không nhận lỗi và sẽ từ chối trách nhiệm.

Một số cạm bẫy thường gặp khi mua đồ gia dụng
Kiểm tra kỹ đồ gia dụng trước khi mua

Điền hợp đồng không dựa theo quy phạm

Như đã trình bày ở trên, khi đi mua hàng gia dụng, mặc dù số tiền giá trị của món hàng rất lơn, mà người tiêu dùng thường không để ý đến hợp đồng. Tuy nhiên, có những trường hợp có văn bản hợp đồng quy phạm, nhưng một số nhà cung cấp mặt hàng khi điền vào hợp đồng, lại tránh điền vào những nội dung quan trọng, hoặc điền vào hợp đồng với ngôn ngữ mập mờ, để khi xảy ra vấn đề gì với sản phẩm, họ sẽ có cớ để trốn tránh trách nhiệm.

Hợp đồng không đóng dấu đảm bảo của “chợ”

Thêm một rủi ro nữa mà người tiêu dùng có thể mắc phải đó là trường hợp những hợp đồng mua bán đồ gia dụng không có đóng dấu đảm bảo của “chợ”. “Chợ” không những có trách nhiệm giúp người tiêu dùng hòa giải các tranh chấp, mà còn giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Do đó, ở mặt sau của hợp đồng buôn bán đồ gia dụng do Bộ quản lý chính phủ lập ra, sẽ có vị trí để bên bán và bên mua ký tên, đóng dấu, đồng thời cũng phải có thêm vị trí dành cho ban quản lý “chợ” đóng dấu. Khi đó, bạn sẽ có đầy đủ bằng chứng để chứng minh nếu có rủi ro xảy ra với mặt hàng mà bạn mua. Tuy nhiên thì nhiều người tiêu dùng vẫn không nắm rõ điều này, cộng thêm sự trốn tránh trách nhiệm của người tiếp thị, nên họ cũng không nói rõ nghĩa vụ của “chợ” cho người tiêu dùng được biết, nên nếu xảy ra rủi ro, bạn rất khó có thể giải quyết được.

Một số cạm bẫy thường gặp khi mua đồ gia dụng
Hợp đồng đồ gia dụng cần có dấu của “chợ”

Để tránh gặp phải trường hợp trên, bạn cần lưu ý rằng, bạn phải kiểm tra kỹ hợp đồng, đảm bảo kiểm tra tỉ mỉ tất cả các mục trên hợp đồng, như chất lượng sản phẩm, yêu cầu về yếu tố bảo vệ môi trường, ngày giờ giao hàng, trách nhiệm của cả bên bán và bên mua nếu gặp phải rủi ro. Đồng thời đó, bạn nhớ phải hỏi dấu của “chợ” trong hợp đồng.

Khi mua đồ gia dụng cho ngôi nhà của bạn, bạn đã phải bỏ ra một số lượng tiền rất lớn, do đó, bạn cần kiểm tra thật kỹ để tránh “tiền mất tật mang”, để bạn có thể vừa tìm được một món đồ ưng ý, hợp với phong thủy các thành viên trong ngôi nhà bạn, đồng thời cũng tránh được những rủi ro xảy ra. Bạn không nên tin vào lời hứa miệng của nhân viên tiếp thị, nên kiểm tra thật kỹ hàng hóa khi giao và nhận.

Xem thêm tại mục Xây dựng:

Kê sô pha ở vị trí nào trong phòng khách?

Quay lại trang chủ